Theo điều tra dân số năm 2015 của chính phủ Nhật Bản, số lượng đàn ông chưa bao giờ kết hôn trước 50 tuổi là 23,37%, điều này có nghĩa là cứ 5 người đàn ông Nhật Bản sẽ có 1 người không lấy vợ. Trong khi đó, tỷ lệ này với phụ nữ là 14,06%, có nghĩa là cứ 7 người phụ nữ Nhật Bản thì có 1 người không kết hôn. Tỷ lệ này gọi là “tỷ lệ cả đời không kết hôn”.
Tỷ lệ cả đời không kết hôn ở Nhật Bản ngày càng tăng nhanh.
Vấn đề suốt cả cuộc đời không hề kết hôn dường như khá kỳ quặc với nhiều người nhưng lại là “truyền thống” diễn ra lâu đời tại Nhật Bản.
Với rất nhiều người Nhật Bản chưa kết hôn, nếu nghe ai đó sử dụng từ “không kết hôn suốt một đời” để mô tả họ, họ sẽ nổi giận ngay lập tức. Bởi vì, họ luôn cho rằng mình đã “tự kết hôn”. Họ đã kết hôn, chỉ là kết hôn với chính bản thân họ: Tự chăm sóc bản thân, tự khiến bản thân mình hạnh phúc, tự kiếm tiền mua quà tặng cho chính mình. Những từ ngữ này có lẽ khá lạ lùng và có vẻ hơi châm biếm nhưng nó thật sự phản ánh thực trạng đang xảy ra trong xã hội Nhật Bản.
Theo dự đoán, năm 2030, một nửa dân số Nhật Bản sẽ trong trạng thái độc thân. Đất nước này sẽ tiến đến “Thời đại độc thân vĩ đại”. Đối với Nhật Bản, một quốc gia đang bị “lão hóa” nghiêm trọng, đây là một đòn chí mạng.
Năm 2006, chính trị gia Nhật Bản Aso Taro đã chỉ trích việc lựa chọn độc thân của giới trẻ ở đất nước của ông: "Khi trẻ còn ham chơi, không muốn kết hôn và sinh con, đến lúc già rồi lại muốn được quốc gia nuôi, ở đâu ra chuyện tốt như vậy chứ?" . Lời nói của ông không phải là không đúng, nếu thế hệ trẻ không lập gia đình, không sinh con sẽ dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của đất nước và xã hội không bền vững. Nghiêm trọng hơn là các học giả Nhật Bản đã ước tính vào năm 2048, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 100 triệu người, năm 2060 còn 86,74 triệu người. Và sau 1000 năm không có trẻ sơ sinh nào được sinh ra, Nhật Bản sẽ đối mặt với hai chữ "tuyệt chủng".
Dù nói thế nào thì đàn ông luôn sẵn sàng kết hôn hơn phụ nữ. Phụ nữ lựa chọn cuộc sống không kết hôn vì đó là một lựa chọn cá nhân. Nhưng nhiều đàn ông không kết hôn là vì họ không thể tìm được vợ. Vậy thì, tại sao phụ nữ Nhật Bản lại không muốn kết hôn?
Như nhiều người đã biết, Nhật Bản là một quốc gia bảo thủ ở khu vực Đông Á. Tại sao phụ nữ Nhật Bản lại “tiến bộ” về hôn nhân như vậy? Áp lực từ dư luận hay khó khăn khi về già thậm chí cũng không thể thay đổi quyết định của họ.
Có một câu nói như thế này: “Chỉ có trẻ con mới nói đúng hay sai, còn người lớn chỉ nhìn vào chuyện lợi hay hại” . Với một số phụ nữ Nhật Bản không muốn kết hôn, lý do cơ bản nhất vì kết hôn “gây hại” cho họ nhiều hơn mang lại lợi ích gì đó. Hầu như cả thế giới đều biết phụ nữ ở đất nước này là những người Công ty dịch thuật Đồng Nai hiền lương thục đức, phải xem chồng như trời.
Trong cuộc sống gia đình, địa vị của người vợ quá thấp khiến nhiều phụ nữ đắn đo khi quyết định kết hôn. (Ảnh minh họa)
Nhà văn Lâm Ngữ Đường nổi tiếng từng đưa ra một khẳng định kinh điển: “Cuộc sống lý tưởng là sống ở vùng nông thôn nước Anh, trong một ngôi nhà đầy đủ điện nước của Mỹ, có một đầu đầu bếp người Trung Quốc, cưới một người vợ Nhật Bản và tìm được một cô tình nhân từ nước Pháp” . Nhưng đằng sau mỹ từ “người vợ Nhật Bản” che giấu bao nhiêu sự uất ức và không cam chịu của họ.
Theo pháp luật Nhật Bản, vợ chồng phải có cùng họ, nghĩa là người phụ nữ phải đổi họ sau khi kết hôn. Sau khi ly hôn, người nam có thể lập tức tái hôn nhưng phía nữ chỉ được tái hôn sau 6 tháng. Quy định này làm dấy lên sự bất mãn của Tổ chức nhân quyền Liên hợp quốc. Do đó, chính phủ Nhật Bản đã thay đổi “6 tháng” thành “100 ngày”.
Trong hôn nhân, địa vị của phụ nữ rất thấp. Điều này này phản ánh qua nhiều phim truyền hình và phim điện ảnh của đất nước này: người phụ nữ đã kết hôn phải là một bà nội trợ “full time”, khi chồng về đến nhà thì phải ra cửa mang dép cho chồng và chăm sóc chồng cẩn thận. Khi tiễn chồng đi làm phải cúi gập người để chào, thể hiện sự cung kính và vâng lời. “Giúp chồng, dạy con” chính là toàn bộ cuộc sống của những người phụ nữ đó. Cuộc sống này là thứ mà bao nhiêu đàn ông mơ ước.
Theo chỉ số bình đẳng giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Nhật Bản chỉ đứng thứ 121. Kết quả khảo sát tại Nhật Bản cho thấy 70% phụ nữ tin rằng sự bình đẳng giới không hề có ở nước họ. Một số người phải xin lỗi các đồng nghiệp nơi làm việc nếu họ mang thai với lý do phụ nữ có thai sẽ mang lại phiền phức cho người xung quanh.
Địa vị thấp trong hôn nhân và sự bất bình đẳng giới là những lý do chính khiến phụ nữ Nhật Bản không muốn kết hôn. Theo Viện nghiên cứu dân số và an sinh xã hội Nhật Bản, đến năm 2030, tỷ lệ đàn ông không kết hôn cả đời ở Nhật Bản sẽ tăng đến mức 30% và với phụ nữ tăng đến 23%.
Khi trẻ em đến trường, sách giáo khoa sẽ dạy chúng rằng, kết hôn hay không kết hôn chỉ là một cách sống bên ngoài. Bất luận là chọn sống như thế nào thì cũng cần được tôn trọng. Đối với những người đang lo ngại về sự suy giảm khả năng sinh sản, thủ tướng Shinzo Abe đã lên tiếng: “Rất tiếc là gia đình tôi cũng không có con. Sinh con hay không là chọn lựa riêng của mỗi người, cũng phải để cho họ tự lựa chọn. Nhưng chúng tôi cần vì những người muốn sinh con mà tạo ra môi trường xã hội phù hợp” . Câu nói này ngầm khuyến khích phụ nữ Nhật Bản đi theo tiếng gọi con tim.
Tuy nhiên, không kết hôn cả đời cũng mang đến vấn đề liên quan đến dưỡng già, nhưng may mắn là vấn đề này ở Nhật Bản cũng không nghiêm trọng lắm. Là quốc gia phát triển duy nhất ở Châu Á, Nhật Bản đã có một hệ thống dưỡng lão vững chắc và đáng tin cậy. Dưỡng già tại nhà, trung tâm dưỡng lão, bồi dưỡng nhân sự chuyên nghiệp,... đã loại trừ không ít những lo lắng của nhiều người về già.
Cuộc sống về già nếu không có gia đình cũng là một nỗi lo lắng với những người lựa chọn cách sống không kết hôn.
Vấn đề duy nhất không có cách nào giải quyết là sự cô độc. Khi họ đến lúc chuẩn bị rời đi, họ không còn người thân thích, bên cạnh chỉ có sự thê lương. Người Nhật thích ở một mình, thậm chí nhiều người đã vì sự an tĩnh và yên bình mà dọn đến sống gần các khu vực nghĩa trang.
Kết hôn hay không, là chuyện riêng của một người, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn cách sống của mình. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu, áp lực kinh tế, sinh và nuôi dưỡng con cái, kể cả bị lừa kết hôn… Những rủi ro này đều khiến phái nữ nản lòng khi muốn tiến đến cánh cửa hôn nhân. Họ cũng muốn đợi chờ thêm nữa, cũng muốn mong ngóng thêm, cố thuyết phục bản thân vượt qua nỗi sợ trong thâm tâm.
Nhưng, khi họ đang từng bước yếu ớt xoa dịu nội tâm mình thì họ phải đối mặt với những lời trách mắng: “Phụ nữ kết hôn, không sinh con thì không phải là một người phụ nữ toàn vẹn!” . Cả xã hội đang đối mặt với phụ nữ, buộc họ phải thay đổi suy nghĩ. Có người chỉ lo lắng về tình trạng sinh sản, về sự ổn định của xã hội và cho rằng không kết hôn sẽ tạo ra một thế giới hỗn loạn.
Mang thai và nuôi dưỡng con cái cũng là vấn đề khiến phụ nữ Nhật Bản phải suy nghĩ.
Họ không hiểu được vấn đề chính là: Đối với những người phụ nữ không muốn kết hôn, nỗi sợ hãi không đến từ “hôn nhân”, mà là có quá nhiều rủi ro và khổ cực liên quan đến “hôn nhân”.
“Nắm lấy tay nhau cùng nhau đi đến cuối con đường” hay “Hai con tim bên nhau, một đời không lìa xa”, những lời hẹn ước hôn nhân đẹp đẽ như thế này thì ai sẽ từ chối chứ. Nhưng những gì người phụ nữ sợ và cố gắng né tránh là những khía cạnh xấu xí, u ám đằng sau.
Không ít các luật sư đã tiếp nhận trường hợp như thế này: Người phụ nữ bị chồng bạo hành, chịu nhiều thương tích nghiêm trọng. Tuy nhiên, cô ấy không dám tố cáo trách nhiệm hình sự của người chồng vũ phu, vì cô sợ nếu theo đuổi vụ án này sẽ ảnh hưởng đến việc nhập học trường quân sự của con trai cô.
Ngoài áp lực kinh tế và phân biệt đối xử nơi làm việc, người phụ nữ còn phải đối mặt với các vấn đề như chi phí ăn ở, chi phí dưỡng già cho bố mẹ chồng, chi phí sinh nở, chi phí học hành cho con cái, bị sa thải vì mang thai… Đây là những vấn đề đau đầu với bất kỳ ai. Do đó, rất nhiều phụ nữ đã rất sợ. Nhưng đó không phải là lỗi của họ.
Kết hôn hay độc thân đều là lối sống bình thường. Vì sợ bị tổn thương nên phụ nữ chọn lựa không kết hôn nhưng họ cũng không hề chống lại hôn nhân. Và lựa chọn sống như thế nào đều là tự do của mỗi cá nhân.
Nguồn: Sohu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét