Hai lần liên tiếp khiến cả một đội quân chết đói tại cùng một địa điểm
Matthias Gallas được biết đến trong lịch sử với tư cách là "kẻ hủy diệt" quân đội trong chiến tranh. Ông đã lãnh đạo các chiến dịch và gây ra các thảm họa trong nhiều năm trời.
Năm 1629, Gallas đã lãnh đạo một đội quân tới Mantua. Trên đường đi, quân đội đã bị tấn công bởi bệnh dịch hạch. Nhưng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên quân đội của ông vẫn đánh chiếm được thành phố. Khi trận chiến kết thúc, Gallas nhận ra rằng mình đã hết tiền để chi trả cho quân đội, bởi vậy ông đã yêu cầu hoàng đế Áo lấy cung cấp tiền cho mình nhưng bị từ chối. Cuối cùng, họ đã phải đầu hàng Pháp.
Năm 1635, Gallas và quân đội của ông chiếm được Zweibrücken, nhưng trên thực tế đây chỉ là vùng đất hoang vắng và quân đội của ông dần cạn kiệt và chết đói trong vòng 3 tháng vì thiếu lương thực.
Sai lầm cuối cùng của Gallas là vào những năm 1637 và 1638. Trong trận chiến này, Gallas đã chỉ huy quân đội chống lại Banér - một vị tướng Thụy Điển.
Lần này thì quân đội của ông lại một lần nữa bị dồn đến Zweibrücken - điều này đồng nghĩa với việc quân đội của ông tấn công cùng một vùng đất hoang hai lần, và kết quả cũng không khác gì lần đầu tiên, hết lương thực và phần lớn quân đội bị chết đói.
Thật khó để tin rằng một vị tướng có kinh nghiệm sẽ mắc lỗi tương tự hai lần liên tiếp, nhưng Gallas đã hoàn toàn thất bại trong trận chiến, mất quyền chỉ huy và bị chế giễu suốt những năm tháng sau này.
Quân đội của Liechtenstein đã từng tham chiến chỉ với 80 người và trở về mà không có thương vong, thậm chí còn tăng thêm quân số
Liechtenstein là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không có quân đội. Nhưng trong thời trung cổ, đất nước này đã từng phải hứng chịu rất nhiều cuộc tấn công từ các quốc gia khác. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công đất nước này hai lần vào năm 1529 và 1683 nhưng cuối cùng họ cũng giành được độc lập vào năm 1806.
Mặc dù đất nước giành được độc lập, nhưng quốc gia này vẫn không hoàn toàn tự do bởi sau đó họ lại bị Pháp chiếm đóng, sau đó là Nga và tiếp theo lại là Pháp.
Nhiệm vụ quân sự cuối cùng của đất nước này là vào năm 1886 trong Chiến tranh Áo-Phổ. Mặc dù quân đội từ chối chiến đấu với đồng bào Đức nhưng họ vẫn phải gửi 80% quân đội gồm 100 người của mình để bảo vệ Tyrol trước một cuộc xâm lược đến từ Ý.
Tổng số chỉ có 80 người đàn ông được gửi đến đó để chiến đấu nhưng điều kì lạ là sau khi trận chiến kết thúc, phía Liechtenstein không hề có bất kì thương vong nào, thậm chí quân đội của họ còn tăng lên.
Quân số lúc đi là 80 người còn khi trở về lại là 81. Người ta tin rằng một người Áo hoặc một người lính của Ý đã quyết định gia nhập vào quân đội của Liechtenstein để có thể trở về nhà mà không cần chiến đấu.
Vua Peter I của Bồ Đào Nha tìm được tình yêu đích thực của cuộc đời từ ngôi mộ cổ
Vua Peter I của Bồ Đào Nha là con trai của Vua Afonso IV. Afonso là một người cai trị kiên quyết và muốn mọi thứ hoạt động theo cách mà ông ta muốn. Vì vậy, khi Peter yêu Ines Piras de Castro, Afonso tuyên bố điều này là bất hợp pháp và cấm Peter kết hôn với cô. Nhưng Peter tuyên bố rằng mình vẫn sẽ kết hôn với cô ngay cả khi điều đó khiến cho nhà vua tức giận.
Nhà vua sau đó đã ra lệnh cho Ines bị trục xuất khỏi đất nước và bị giam cầm trong một căn nhà bí ẩn, ở đó, vào năm 1355, nhà vua đã ra lệnh cho ba tay sai của mình lấy đi mạng sống cô.
Hai năm sau sự cố này, Afonso trút hơi thở cuối cùng. Điều này khiến cho Peter trở thành vị vua mới. Ngay lập tức nhà vua trẻ này bắt tay vào một nhiệm vụ, đó là tìm kiếm những kẻ Biên dịch giết chết Ines yêu dấu của mình.
Hai trong số những kẻ giết người đã bị bắt và được đưa ra xử lý theo luật pháp thời bấy giờ trong khi kẻ thứ ba trốn thoát. Khi Peter hài lòng rằng những kẻ giết người đã được đưa ra công lý, vị vua trẻ này đã ra lệnh cho cho mọi người mặc quần áo cho xác chết của Ines như một nữ hoàng và để các xác đó ngồi cạnh ngai vàng của mình như một hoàng hậu còn sống. Tất cả những người trong triều đình của vị vua này đều phải nắm lấy tay xác chết Ines và hôn nó để thể hiện sự tôn trọng và lòng trung thành với nữ hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét