Trước khi khi đại dịch nổ ra, Lum Chai thường ra công viên, hoặc đi uống bia cùng bạn bè mỗi tối. Ông làm vậy để không phải ở nhà, né tránh nơi ở quá chật hẹp càng lâu càng tốt. Còn giờ hàng quán đã đóng cửa hết, người đàn ông 45 tuổi tại Hong Kong (Trung Quốc) chỉ còn biết lang thang ngoài đường, cố gắng giết thời gian và thoát khỏi những người hàng xóm xung quanh.
Việc thi hành "cách ly/giãn cách xã hội" tại nhà không phải là thứ Lum có thể tuân thủ. Ông sống ở nơi được gọi là "nhà chuồng cọp" ở Hong Kong. Đây thường là căn hộ chia nhỏ ra thành từng buồng (hay... chuồng), rất chật hẹp, chỉ đủ kê giường và treo một ít quần áo. "Hàng xóm" thường chỉ cách đó trên dưới 1m, gần như chia sẻ chung một khoảng không gian.
Những căn nhà chuồng cọp thường chỉ nhỏ hơn 10m2, tính ra chỉ rộng hơn nhà tù của thành phố một chút. Nhà vệ sinh phải dùng chung, và thường không có bếp. Các căn buồng được ngăn cách những tấm vách tạm bợ, có thể dỡ bỏ bất kỳ lúc nào.
Lum hiện tại đang thất nghiệp, và mỗi tháng ông sẽ phải trả 1800 đô Hong Kong (HKD) - tương đương 232 đô Mỹ, hay khoảng hơn 5,3 triệu đồng - cho một căn hộ chia thành 10 "chuồng", cho 10 người.
Tình cảnh của Lum thực sự khắc nghiệt, nhưng nó không hiếm. 9 trên 10 người tại Hong Kong đang sống trong những căn hộ dưới 70m2, và phải trả tiền thuê ở mức cao bậc nhất thế giới. Mức giá để sở hữu một căn nhà tại Hong Kong rơi vào khoảng 1,2 triệu đô vào năm 2019, theo số liệu từ công ty đầu tư bất động sản CBRE.
Trong đại dịch, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi hầu hết các địa điểm công cộng đều đóng cửa. Thư viện ngừng hoạt động, máy tập trong công viên (văn hóa thường thấy ở các nước Á Đông) bị niêm phong, tương tự là các nhà hàng, quán bar. Tất cả đều bị cấm tụ tập ở nơi công cộng, số lượng không quá 4 người.
Tại Hong Kong, ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận từ tháng 1/2020. Tuy nhiên, đặc khu kinh tế của Trung Quốc hiện chỉ có dưới 1050 ca nhiễm, và 4 người tử vong. Đây có thể xem là thành công lớn, nên đa số cư dân chẳng ai phản đối lệnh siết chặt của chính quyền. Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa cuộc sống của họ sẽ dễ thở hơn.
"Tôi cô độc thực sự," - Lum ngậm ngùi. "Bầu không khí trên đường không còn như trước. Trong công viên có quá ít người. Trước kia, các gia đình thường đưa con trẻ ra đây, còn hội người già thì đánh cầu lông."
Lum Chai, 45 tuổi
Sự tù túng trong những căn nhà chật hẹp
Hong Kong từ lâu đã nổi danh là một trung tâm tài chính hết sức thịnh vượng, với những cư dân giàu có sống tại các tòa nhà chọc trời đắt đỏ.
Danh tiếng ấy là có thật, những nhân vật sống được như vậy cũng có thật, nhưng rất ít. Hong Kong trên thực tế cũng là nơi có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới, khi cứ 5 người lại có 1 sống trong cảnh nghèo túng. Giá nhà đất tăng phi mã là một trong những vấn đề làm cuộc sống của người nghèo trở nên thảm thương hơn, và cũng gây ra cuộc biểu tình bạo động hồi năm 2019.
Covid-19 xuất hiện càng làm nổi bật hơn sự chênh lệch ấy. Người nghèo buộc phải rời khỏi nhà, để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Cheung Lai Hung và Chan Yuk Kuen - hai người phụ nữ gần 60 tuổi nay đã về hưu. Họ cho biết kể từ khi đại dịch xảy ra, mỗi ngày thời gian ở lại căn hộ rộng chưa đầy 10m2 của họ tăng thêm 10h. Họ giết thời gian bằng TV, nghe nhạc, hoặc đơn giản chỉ là ngủ.
"Chúng tôi sợ tình cảnh này," - Cheung cho biết.
Cheung Lai Hung (trái) và Chan Yuk Kuen
Còn một vấn đề khác khiến nhiều người không thể ở nhà, đó là tài chính. Theo Jeff Rotmeyer, nhà sáng lập tổ chức từ thiện Impact HK cho biết đã có rất nhiều người tìm đến tổ chức của ông để kêu gọi giúp đỡ, sau khi bị cắt giảm giờ làm, thậm chí là mất luôn việc. Một số còn bị đuổi ra khỏi nhà vì không thể trả tiền.
"Tôi không nghĩ mọi người hiểu tình cảnh của Hong Kong. Đây thực sự là một thảm họa dành cho những ai phải sống trong những căn hộ - đúng hơn là những chiếc hộp kín rộng chưa đầy 10m2," - Rotmeyer chia sẻ.
"Chỉ cần một biến cố, như mất việc hoặc khai báo muộn, có thể khiến họ trở thành người vô gia cư. Các chủ thuê hiếm khi có lòng vị tha, cũng chẳng bao giờ linh động. Chậm tiền nhà 1 tháng? Tôi sẽ khóa cửa và đá ông ra ngoài!"
'Thực sự cô đơn'
Tại Hong Kong, nhà chức trách công bố gói cứu trợ trị giá 37 tỉ USD để giải tỏa gánh nặng cho nền kinh tế, bao gồm gỡ thuế, hỗ trợ phí thuê cho người thu nhập thấp trong các nhà ở công cộng. Ngoài ra, lãi suất vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được giảm, và mỗi công dân định cư trên 18 tuổi sẽ được hỗ trợ 10.000 HKD (khoảng 30 triệu đồng) tiền mặt.
Tuy nhiên, các tác động về tâm lý khi phải tự cách ly trong những "chuồng" cực kỳ chật hẹp thì không được nhắc tới.
Vài năm gần đây, Hong Kong đã dành một quỹ trị giá 50 triệu HKD mỗi năm (6,5 triệu USD) cho "những sáng kiến thúc đẩy giáo dục về sức khỏe tâm thần," thậm chí lập hẳn một website để hỗ trợ nhóm người phải sống trong "chuồng cọp". Một số tổ chức phi chính phủ cũng được kêu gọi giúp đỡ, để cung cấp các dịch vụ miễn phí cho họ.
-
Nghiên cứu của Mỹ: Cứ 10 bệnh nhân COVID-19 Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nguy kịch, phải sử dụng máy thở thì có gần 9 người tử vong
"Thực sự là thử thách lớn nếu phải thi hành cách ly xã hội trong một thành phố đông đúc, nhộn nhịp như Hong Kong, " - trích lời người phát ngôn của quỹ. Người này bổ sung rằng người dân không đến nỗi bị cấm ra ngoài, và một số vẫn đang ghé đến công viên giải trí.
Đối với Lum, thời gian giải thoát khỏi các ảnh hưởng tinh thần từ đại dịch sẽ không thể tới sớm. Ông từ lâu đã không còn nói chuyện với gia đình, và điều này khiến sự cô độc trở nên đáng sợ hơn.
Vào lúc này, ông thường ngồi một mình, giết thời gian bằng bia rượu. Dẫu vậy, nó cũng chẳng khiến tâm trạng của ông tốt hơn.
"Cô đơn lắm. Tôi uống vài lon bia rồi về nhà ngủ. Chỉ mong virus biến thật nhanh, và Hong Kong nhanh chóng quay về như cũ."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét